Tin ngân hàng ngày 1/10: Trình phương án tăng vốn cho “Big 4” và 15 ngân hàng thương mại
Tin ngân hàng ngày 30/9: Lãi suất huy động được đẩy lên 8,2%/năm |
Tin ngân hàng ngày 29/9: BIDV tăng lãi suất huy động, cao nhất mức 1 điểm % |
Trình phương án tăng vốn cho “Big 4” và 15 ngân hàng thương mại
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có báo cáo gửi đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trong đó nêu cụ thể hướng tăng vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM), đặc biệt với “Big 4” do có sở hữu chi phối của Nhà nước.
Trình phương án tăng vốn cho “Big 4” và 15 ngân hàng thương mại/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Cụ thể, về tăng vốn điều lệ đối với các NHTM nhà nước, NHNN cho biết, trong thời gian qua, NHNN đã chỉ đạo 4 NHTM nhà nước triển khai các phương án bổ sung vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính. Hiện NHNN đang phối hợp các bộ, ngành liên quan xem xét, trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước.
Đối với việc tăng vốn điều lệ của BIDV, Vietcombank, VietinBank, NHNN đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến về việc phân phối lợi nhuận năm 2021 để làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền xem xét tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng này.
Cũng theo NHNN, các NHTM cổ phần về cơ bản đều bám sát phương án được duyệt, tập trung củng cố, chấn chỉnh toàn diện các mặt tài chính, quản trị, xử lý nợ xấu, tăng cường các biện pháp kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động.
Về tăng vốn đối với các NHTM cổ phần: Năm 2022, NHNN đã có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ đối với 15 NHTM cổ phần; trong đó, việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng (lợi nhuận để lại và các quỹ dự trữ).
Đối với các ngân hàng yếu kém, các ngân hàng mua bắt buộc: Trên cơ sở phê duyệt của cấp có thẩm quyền, NHNN đã và đang chỉ đạo các ngân hàng này khẩn trương hoàn thiện phương án cơ cấu lại, đồng thời tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng đang tích cực triển khai phương án cơ cấu lại đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngành ngân hàng chi 15.000 tỷ đồng chuyển đổi số
Theo khảo sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), 95% đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số và các ngân hàng Việt Nam đã tích cực, chủ động trong việc nắm vững công nghệ 4.0, chẳng hạn như là điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn… để số hoá, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trên hệ thống số.
Tiến trình chuyển đổi số trong ngành ngân hàng diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, thời gian qua các ngân hàng tập trung vốn, công nghệ, con người vào chuyển đổi số, tổ chức từ rất sớm và sẵn sàng bỏ ra nguồn lực rất mạnh chi cho chuyển đổi số.
Tổng số tiền ngành ngân hàng bước đầu đã đầu tư lên đến 15.000 tỷ đồng và đã thu được những thành quả rất tích cực. Một số ngân hàng đi đầu trong chuyển đổi số như VPBank, Techcombank, MB, HDBank… đã thu được kết quả rất khích lệ. Đó là CASA lên đến 40-50%, góp phần đưa lợi nhuận của ngân hàng lên rất lớn. “Có những lúc người ta chưa hiểu được rằng tại sao ngân hàng lợi nhuận cao đến thế, nhiều như vậy trong bối cảnh dịch bệnh. Lợi nhuận cao như thế, CASA lên đến 40-50% thì hệ số rất lớn, góp phần nâng tỉ lệ lợi nhuận và người dân cũng được hưởng lợi”, ông Hùng lý giải.
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng cũng ghi nhận tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang nỗ lực hướng tới.
Trong báo cáo mới đây, VPBank cho biết, chỉ số CIR của ngân hàng tính đến cuối tháng 6/2022 chỉ còn 20,6%, một tỷ lệ nằm trong top thấp nhất thị trường hiện nay. Tương tự, tỷ lệ này tại BIDV là 27,7%; Vietinbank là 27%; SHB hơn 20%...
Lý giải nguyên nhân, một chuyên gia cho rằng, về cơ bản, một tỷ lệ CIR càng thấp thì càng cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả, do tốn ít chi phí hoạt động hơn để tạo ra một đồng doanh thu. Và chuyển đổi số chính là một trong những chìa khóa quyết định giúp giảm tỷ lệ CIR của các ngân hàng.
“Chuyển đổi số ngày nay không còn là một khái niệm, mà đã trở thành hành động cụ thể, quyết định sự sống còn, tồn vong của bất kỳ tổ chức nào, đặc biệt là các ngân hàng. Đó cũng là lý do để các ngân hàng chạy đua đầu tư công nghệ để chuyển đổi số”, chuyên gia cho hay.
Mcredit hỗ trợ khách hàng miền Trung gói tín dụng 500 tỷ
Sau khi cơn bão lịch sử Noru đổ bộ vào miền Trung gây ra nhiều thiệt hại cho bà con, Công ty tài chính TNHH MB SHINSEI (Mcredit) đã nhanh chóng công bố gói tín dụng 500 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi cho khách hàng tại 12 tỉnh thành chịu ảnh hưởng.
Theo đó, tổng giá trị hỗ trợ của Mcredit lên đến 20 tỷ đồng, dành cho khách hàng tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Kon Tum, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình từ ngày 29/9 đến hết 31/12/2022. Cụ thể, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi, hạn mức vay lên đến 100 triệu với kỳ hạn 36 tháng.
Đây là một hành động khẩn trương, kịp thời của Mcredit chỉ 1 ngày sau khi cơn bão Noru đổ bộ vào đất liền, gây thiệt hại nặng nề về nhà cửa, tàu thuyền, hoa màu và các tài sản khác cho bà con. Kể từ khi thành lập cho đến nay, Mcredit đã liên tục có những chương trình đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh,.. như việc miễn lãi cho các đối tượng khách hàng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, xây cầu dân sinh cho bà con tỉnh Cà Mau trước mùa bão lũ, hoạt động hiến máu tình nguyện ân tình mùa dịch,..
Với gói hỗ trợ này, Mcredit mong muốn góp phần hỗ trợ khách hàng nhanh chóng ổn định cuộc sống sau bão, trở lại hoạt động sản xuất hàng ngày và phục hồi kinh tế.
ABBank chuẩn bị tăng vốn lên 10,400 tỷ đồng
HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) vừa thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung phương án tăng vốn điều lệ.
ABBank chuẩn bị tăng vốn lên 10,400 tỷ đồng/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Cụ thể, HĐQT ABBank cập nhật thông tin, số liệu về nguồn vốn phát hành cổ phiếu chia cổ tức từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo BCTC kiểm toán năm 2021.
Theo BCTC kiểm toán riêng lẻ, tại ngày 31/12/2021, lợi nhuận chưa phân phối của ABBank là 3,648 tỷ đồng. ABBank đã thực hiện trích lập bổ sung các quỹ theo quy định và chia cổ tức như sau:
Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 20/04/2022, ABBank thực hiện phân phối lợi nhuận trích lập Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Ngày 11/02/2022, ABBank hoàn thành phát hành gần 244 triệu cp để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (trong đó có 225.6 triệu cp từ lợi nhuận chưa phân phối). Vốn điều lệ tăng từ 6,970 tỷ đồng lên 9,409 tỷ đồng.
Như vậy, nguồn vốn còn lại có thể tiếp tục sử dụng để chia cổ tức là 1,360 tỷ đồng (BCTC riêng lẻ) và 1,378 tỷ đồng (BCTC hợp nhất). Nguồn để thực hiện tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức là từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, không vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên cả BCTC hợp nhất và riêng lẻ 2021 đã được kiểm toán.
Về phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2022, ABBank dự kiến phát hành hơn 94 triệu cp để chi trả cổ tức tỷ lệ 10%. Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, sau khi đã sử dụng một phần để phát hành cổ phiếu thưởng 35% vào ngày 11/02/2022.
Đồng thời, ABBank dự kiến phát hành 5 triệu cp thưởng theo chương trình lựa chọn dành cho CBNV (ESOP) trong quý 4/2022, sau khi hoàn thành phát hành cổ phiếu trả cổ tức.
Nếu tăng vốn thành công, vốn điều lệ của ABBank sẽ được nâng từ mức 9,409 tỷ đồng lên 10,400 tỷ đồng.
Số vốn tăng thêm dự kiến được ABBank bổ sung quy mô vốn hoạt động nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng như cho vay, đầu tư các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá như trái phiếu Chính phủ nhằm đầu tư, phát triển công nghệ, bảo đảm nguồn lực để thực hiện mục tiêu kế hoạch trung hạn 2021-2025 và các giai đoạn tiếp theo, cũng như thực hiện chuyển đổi số và kinh doanh nền tảng số.
Cổ đông sở hữu cổ phần có tỷ lệ từ 5% trở lên so với vốn cổ phần có quyền biểu quyết thời điểm hiện tại và dự kiến sau khi kết thúc đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức vẫn gồm 3 cổ đông: Malayan Banking Berhad (Maybank) (16.32%), Tập đoàn Geleximco - CTCP (12.72%) và International Finance Corporation (Tổ chức Quốc tế tài chính IFC) (8.16%).
Nguồn: Tin ngân hàng ngày 1/10: Trình phương án tăng vốn cho “Big 4” và 15 ngân hàng thương mại
Huy Tùng (T/h)
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
- HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình
- ABBank
- Mcredit
- Đà Nẵng
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Bình Định
- quảng trị
- Thừa Thiên Huế
- Phú Yên
- Kon Tum
- Thanh Hóa
- Nghệ An
- Hà Tĩnh
- Quảng Bình
- BIDV
- BIDV, Vietcombank, VietinBank, NHNN
- https://kenhhot.vn/
- https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
- https://kinhtemoitruong.vn/
- https://petrotimes.vn/
- https://ieem.vn
- https://dulich.petrotimes.vn/
- Hành vi của người tiêu dùng thay đổi thế nào trong năm 2025?
- Giá xăng dầu trong nước tiếp tục giảm
- Xu hướng mới trong đầu tư các dự án bất động sản
- Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
- Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025
- Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25