Hà Giang: Gắn kết với địa bàn biên giới

10:00 | 30/07/2024

|
Với địa bàn hoạt động tại 5 xã của huyện Vị Xuyên, gồm Thanh Thủy, Thanh Đức, Lao Chải, Xín Chải và Phương Tiến; trong đó gồm 4 xã biên giới và 1 xã nội địa. Nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn cùng người dân và doanh nghiệp, đồng thời góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế của địa bàn, trong 6 tháng đầu năm 2024, Agribank Thanh Thủy đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Khách hàng giao dịch tại Agribank Thanh Thủy.

Khách hàng giao dịch tại Agribank Thanh Thủy.

Khẳng định vai trò ngân hàng thương mại chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn trong nhiều năm qua, Agribank Thanh Thủy tích cực triển khai nhiều giải pháp góp phần cùng địa phương thúc đẩy phát triển kinh tế. Để làm tốt điều này, Agribank Thanh Thủy luôn bám sát định hướng phát triển hằng năm của địa phương và Agribank Hà Giang để triển khai các gói tín dụng phù hợp; linh hoạt các gói vay ưu đãi và hỗ trợ khách hàng bằng việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất cho vay, giảm phí chuyển tiền… Bên cạnh đó, tập trung ưu tiên đầu tư cho vay phục vụ phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại, các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cao.

Sau những lần điều chỉnh lãi suất của toàn hệ thống, hiện nay, lãi suất cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp thấp hơn nhiều so với các lĩnh vực khác. Khách hàng vay vốn theo chương trình phát triển nông nghiệp của Agribank được miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Agribank trên tất cả các kênh thanh toán và miễn phí chuyển tiền ngoài hệ thống Agribank trên các kênh ngân hàng điện tử, ATM, Agribank E-Mobile banking… Ngoài ra, Agribank Thanh Thủy cũng đã quan tâm đến cải cách, giảm thủ tục hành chính, rút gọn thời gian thẩm định dự án, phương án vay vốn và nâng định mức vay vốn cho khách hàng. Để làm được điều này, theo lãnh đạo đơn vị cho biết, cán bộ, nhân viên đơn vị luôn có sự sát sao, nắm địa bàn, nhu cầu sử dụng nguồn vốn chính đáng của các hộ sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho khách hàng như tăng hạn mức vốn vay, đăng ký tài sản thế chấp nhanh chóng, rút ngắn thời gian giải ngân. Tổng dư nợ của Agribank Thanh Thủy tính đến cuối tháng 6 là 249 tỷ đồng, trong đó cho vay sản xuất là 186 tỷ đồng, cho vay tiêu dùng 63 tỷ đồng.

Với việc linh hoạt, chủ động rà soát và giảm lãi suất các gói vay, Agribank Thanh Thủy đã góp phần giúp doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương.

Nguồn: Gắn kết với địa bàn biên giới

Xuân Phúc

baohagiang.vn